DOANH NGHIỆP

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Hành vi này bị xử phạt ra sao?

14:04 21/04/22

Chỉ trong vài tháng đầu năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tục phát hiện ra hai vụ thao túng thị trường chứng khoán lớn thu lợi hàng tỷ đồng. Vậy thao túng thị trường chứng khoán là gì? Hành vi này bị xử phạt ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Hành vi này bị xử phạt ra sao?

1. Thao túng thị trường chứng khoán là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, khái niệm thao túng thị trường chứng khoán được hiểu như sau:

Thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi sau đây:

- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

- Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

2. Các hình thức xử phạt

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoản sẽ bị xử lý như sau:

Xử lý hình sự

Căn cứ Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi thao tung thị trường chứng khoán sẽ bị xem là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên; hoặc

- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

Cụ thể, tùy thuộc chủ thể thực hiện hành vi và tính chất, mức độ của hành vi; mức hình phạt đối với tội thao túng thị trường chứng khoán được quy định như sau:

Hành vi thao túng thị trường chứng khoán Mức phạt đối với cá nhân Mức phạt đối với pháp nhân

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; hoặc

- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; hoặc

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng

Có một trong các hành vi sau:

- Có tổ chức;

- Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng; hoặc

- Phạt tù từ 02 đến 07 năm

Phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng

- Pháp nhân phạm tội chỉ được thành lập để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán; hoặc

- Pháp nhân phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

  Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Ngoài ra, chủ thể phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:

- Cá nhân: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Pháp nhân thương mại: phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 30 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP), hành vi thao túng thị trường chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính như sau:

Thứ nhất, hình thức xử phạt chính:

- Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

- Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân thì áp dụng mức phạt tiền như sau:

+ 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức;

+ 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung:

- Pháp nhân: Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 - 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm;

- Cá nhân: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 - 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm.

Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Bồi thường thiệt hại

Ngoài việc bị xử phạt; cá nhân, tổ chức có hành vi thao túng thị trường chứng khoán còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại do hành vi vi phạm này gây ra, cụ thể ở đây là bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Cách thức xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; cá nhân, tổ chức có hành vi thao túng thị trường chứng khoán gây thiệt hại sẽ phải bồi thường toàn bộ và kịp thời cho người bị thiệt hại (nhà đầu tư). Tức là, thiệt hại đến đâu, bồi thường đến đó.

Trên đây là quy định về Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Hành vi này bị xử phạt ra sao? Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015;

Bộ luật Dân sự 2015;

Nghị định 156/2020/NĐ-CP;

Nghị định 128/2021/NĐ-CP.

Ánh Hồng
  • Từ khóa:
  • xử phạt hành chính
  • trách nhiệm hình sự
  • Chứng khoán
326

Cùng chuyên mục

  • 04 chính sách hỗ trợ chỉ dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều LĐ nữ
  • 04 chính sách hỗ trợ chỉ dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều LĐ nữ08:05 26/05/2022
  • Từ ngày 20/5/2022, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay từ ngân sách nhà nước
  • Từ ngày 20/5/2022, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay từ ngân sách nhà nước17:24 21/05/2022
  • Xử lý hành vi kê khai nội dung giả mạo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Xử lý hành vi kê khai nội dung giả mạo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp08:43 17/05/2022
  • Phân loại giao dịch M&A
  • Phân loại giao dịch M&A11:34 10/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
  • Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 202216:32 09/05/2022
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp15:37 09/05/2022
  • Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài15:26 09/05/2022
  • M&A là gì? Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A
  • M&A là gì? Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A10:13 07/05/2022
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ07:50 07/05/2022
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ14:13 06/05/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết xem nhiều

  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động15:17 06/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận08:38 05/05/2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 202208:41 07/05/2022
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh08:26 12/05/2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 202215:51 11/05/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu