LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ có phải là việc nghỉ không hưởng lương không?

16:06 26/11/18

Trong một vài trường hợp, vì một vài lý do cá nhân như ốm đau, chuyện gia đình,… mà người lao động phải thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ việc trong một thời gian và sau đó tiếp tục quay trở lại làm việc. Vậy thì, trong những trường hợp như vậy người lao động nên thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương hay thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

Thứ nhất, về quy định điều chỉnh

Đối với nghỉ không hưởng lương:

Bộ luật Lao động 2012 có quy định về việc nghỉ không hưởng lương tại Điều 116. Theo đó, người lao động (NLĐ) có thể nghỉ không hưởng lương 01 ngày trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động. Trong những trường hợp khác, NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, nội dung về việc nghỉ không hưởng lương là một trong những nội dung chủ yếu của nội quy lao động.

Qua đó có thể thấy luật không quy định cụ thể về việc nghỉ không hưởng lương của NLĐ mà giữa doanh nghiệp và NLĐ hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên, khi xây dựng nội quy lao động, doanh nghiệp cần phải quy định cụ thể về vấn đề này trong nội quy của công ty.

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Xây dựng và đăng ký nội quy lao động trong công ty.

Đối với tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

Quy định cụ thể tại  Điều 32 Bộ Luật lao động 2012, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm:

- Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

- Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên thì doanh nghiệp và NLĐ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đang giao kết. Trong những trường hợp khác, NLĐ và doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, khác với quy định khi NLĐ nghỉ không hưởng lương, doanh nghiệp khi xây dựng nội quy lao động không bắt buộc phải quy định về vấn đề này trong nội quy. Doanh nghiệp và NLĐ chỉ cần thỏa thuận và căn cứ theo quy  định tại Điều 32 của Bộ Luật lao động 2012 để thực hiện tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Mặc dù vậy, khi thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nên được lập thành văn bản và lưu kèm với hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Thứ hai, thời hạn còn lại của hợp đồng sau khi nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Khi NLĐ giao kết HĐLĐ xác định thời hạn với doanh nghiệp, nếu NLĐ nghỉ không hưởng lương thì thời gian mà NLĐ nghỉ không hưởng lương vẫn tính vào thời gian NLĐ thực hiện HĐLĐ. Tuy nhiên,nếu NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ thì thời gian mà NLĐ nghỉ khi tạm hoãn không tính vào thời gian NLĐ thực hiện HĐLĐ.

Ví dụ: 01/01/2016 Anh A ký 1 HĐLĐ xác định thời hạn 2 năm với Doanh nghiệp B. Đến ngày 01/6/2018, vì có việc riêng nên anh A muốn xin nghỉ một thời gian đến hết tháng 12/2018. Vậy thì:

Trong trường hợp anh A thỏa thuận với doanh nghiệp B nghỉ không hưởng lương, thì đến khi hết thời gian nghỉ không hưởng lương, HĐLĐ xác định có thời hạn của anh A đương nhiên hết hạn. Lúc này, hai bên có thể thỏa thuận giao kết một HĐLĐ mới hoặc là chấm dứt HĐLĐ theo quy định.

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Giao kết hợp đồng lao động; Chấm dứt HĐLĐ khi HĐLĐ hết hạn.

Trong trường hợp anh A thỏa thuận với doanh nghiệp B tạm hoãn thực hiện HĐLĐ thì đến khi hết thời gian tạm hoãn, anh A quay trở lại làm việc. Thì thời hạn thực hiện HĐLĐ của anh A là đến hết tháng 06/2019.

Thứ ba, trách nhiệm bảo hiểm

Đối với nghỉ không hưởng lương:

Quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thì trong trường hợp NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH.

Đối với Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ:

Về nguyên tắc, doanh nghiệp không phải trả lương cho NLĐ trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, vì vậy doanh nghiệp cũng không phải chi trả bảo hiểm cho NLĐ trong thời gian này.

Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ do bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.

Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Trách nhiệm bảo hiểm khi tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

Thứ tư, mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan

Đối với nghỉ không hưởng lương:

Quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không bảo đảm cho người lao động nghỉ không hưởng lương đúng quy định.

Đối vơi Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ:

Quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng nếu không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2012.

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

- Quyết định 595/QĐ-BHXH.

- Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

- Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

  

Kim Hằng 

  • Từ khóa:
  • Hợp đồng lao động
  • Nội quy lao động
  • Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
  • Tạm hoãn
  • Nghỉ việc không lương
29,365

Cùng chuyên mục

  • Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới nhất
  • Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới nhất07:45 20/01/2021
  • Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất
  • Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất07:41 19/01/2021
  • 20 trường hợp NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động kể từ ngày 15/02/2021
  • 20 trường hợp NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động kể từ ngày 15/02/202107:03 14/01/2021
  • Kinh phí công đoàn và những điều doanh nghiệp cần nắm rõ
  • Kinh phí công đoàn và những điều doanh nghiệp cần nắm rõ07:44 11/01/2021
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương08:01 08/01/2021
  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất
  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất10:33 06/01/2021
  • Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc theo Bộ luật Lao động 2019
  • Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc theo Bộ luật Lao động 201907:44 25/12/2020
  • Những nội dung doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy lao động trước ngày 01/01/2021
  • Những nội dung doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy lao động trước ngày 01/01/202109:33 23/12/2020
  • Đã có Mẫu Hợp đồng lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
  • Đã có Mẫu Hợp đồng lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 201915:46 23/11/2020
  • Đã có Mẫu Nội quy lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
  • Đã có Mẫu Nội quy lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 201908:05 21/11/2020

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Infographic – 08 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021
  • Infographic – 08 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động từ ngày 01/01/202116:53 25/08/2020
  • Tạm ngừng công việc do Covid-19, người lao động có được hưởng lương?
  • Tạm ngừng công việc do Covid-19, người lao động có được hưởng lương?09:46 06/04/2020
  • Làm việc ngày Tết, hưởng lương gấp 4 lần ngày thường
  • Làm việc ngày Tết, hưởng lương gấp 4 lần ngày thường07:45 16/01/2020
  • Lương Gross hay lương Net?
  • Lương Gross hay lương Net?08:52 18/02/2019
  • 04 câu hỏi thường gặp khi xây dựng thang, bảng lương năm 2019
  • 04 câu hỏi thường gặp khi xây dựng thang, bảng lương năm 201909:20 21/01/2019

Công việc liên quan

  • Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động trong Công ty Cổ Phần
  • Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong Công ty Cổ Phần
  • Giao kết hợp đồng lao động trong Công ty Cổ Phần

Bài viết xem nhiều

  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất
  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất10:33 06/01/2021
  • Lịch nộp tờ khai thuế 06 tháng đầu năm 2021
  • Lịch nộp tờ khai thuế 06 tháng đầu năm 202108:07 30/12/2020
  • Có phải sửa đổi Điều lệ công ty khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực?
  • Có phải sửa đổi Điều lệ công ty khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực?07:30 18/01/2021
  • 06 Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực năm 2021
  • 06 Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực năm 202107:54 28/12/2020
  • Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
  • Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?07:46 31/12/2020
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương08:01 08/01/2021
  • Người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp?
  • Người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp?07:37 07/01/2021
  • Infographic - 10 quyền lợi lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  • Infographic - 10 quyền lợi lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi07:28 29/12/2020

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu