LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

Những lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển lao động

08:34 15/03/21

Trên thực tế, vì nhu cầu sản xuất kinh doanh hay những yếu tố tác động bên ngoài như hỏa hoạn, sự cố điện nước…mà doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Để giúp quý thành viên có thể nắm rõ được những quy định khi điều chuyển người lao động, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến bài viết về những vấn đề cần lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển người lao động.

1. Khi nào thì doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi:

- Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm;

- Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Sự cố điện, nước;

- Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi điều chuyển người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Thời hạn điều chuyển

Doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

- Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, mà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý của người lao động. Sự đồng ý thỏa thuận có thể bằng:

+ Phụ lục Hợp đồng lao động trong đó có quy định về việc chuyển công việc mới khác so với công việc ban đầu.

+ Hợp đồng lao động mới giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong trường hợp này thì giữa doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ban đầu và sau đó ký hợp đồng lao động mới.

Quý thành viên có thể tham khảo công việc:

- Giao kết phụ lục Hợp đồng lao động;

- Chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận của các bên;

- Giao kết hợp đồng lao động.

- Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới mà người lao động vẫn muốn tiếp tục làm công việc cũ thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này. Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu doanh nghiệp không bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Quý thành viên có thể tham khảo công việc:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi điều chuyển người lao động

Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác.

Nội dung thông báo phải bao gồm :

- Thời hạn làm tạm thời của người lao động;

- Bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Quý thành viên có thể tham khảo: Mẫu thông báo điều chuyển lao động.

4. Tiền lương của người lao động khi điều chuyển lao động

Mức lương trả cho người lao động là mức lương theo công việc mới và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trong trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Lưu ý: Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc theo quy định.

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Trả lương cho người lao động khi phải ngừng việc.

5. Mức phạt hành chính khi doanh nghiệp điều chuyển lao động trái luật

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều chuyển lao động trái quy định, cụ thể:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019;

- Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

  

Văn Thắng

 

  • Từ khóa:
  • Lao động
  • Điều chuyển lao động
16,571

Cùng chuyên mục

  • Một số lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp cần biết
  • Một số lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp cần biết10:25 23/03/2021
  • 03 vấn đề cần biết khi người lao động phải ngừng việc
  • 03 vấn đề cần biết khi người lao động phải ngừng việc09:56 06/03/2021
  • Quy định sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà doanh nghiệp cần biết
  • Quy định sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà doanh nghiệp cần biết07:23 04/03/2021
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài07:12 02/03/2021
  • Những quy định về phụ cấp lương mà doanh nghiệp cần biết
  • Những quy định về phụ cấp lương mà doanh nghiệp cần biết08:15 27/02/2021
  • Thưởng Tết, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
  • Thưởng Tết, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?07:33 25/01/2021
  • Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới nhất
  • Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới nhất07:45 20/01/2021
  • Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất
  • Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất07:41 19/01/2021
  • 20 trường hợp NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động kể từ ngày 15/02/2021
  • 20 trường hợp NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động kể từ ngày 15/02/202107:03 14/01/2021
  • Kinh phí công đoàn và những điều doanh nghiệp cần nắm rõ
  • Kinh phí công đoàn và những điều doanh nghiệp cần nắm rõ07:44 11/01/2021

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng người lao động chưa thành niên
  • Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng người lao động chưa thành niên14:00 03/05/2020
  • Thắc mắc về tiền lương của chủ DNTN, công ty TNHH MTV?
  • Thắc mắc về tiền lương của chủ DNTN, công ty TNHH MTV?08:57 29/03/2019
  • Khái quát về KPI và doanh nghiệp
  • Khái quát về KPI và doanh nghiệp00:00 01/02/2019
  • Từ 01/01/2019, Doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra thực hiện việc chấp hành pháp luật lao động
  • Từ 01/01/2019, Doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra thực hiện việc chấp hành pháp luật lao động 10:04 20/10/2018
  • Những điều cần lưu ý khi giao kết Hợp đồng lao động với người cao tuổi
  • Những điều cần lưu ý khi giao kết Hợp đồng lao động với người cao tuổi08:54 15/10/2018

Công việc liên quan

  • Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong Công ty Cổ Phần
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong Công ty Cổ Phần
  • Giao kết hợp đồng lao động trong Công ty Cổ Phần
  • Chấm dứt hợp đồng lao động theo thoả thuận của các bên trong Công ty Cổ Phần
  • Giao kết phụ lục hợp đồng lao động trong Công ty Cổ Phần

Câu hỏi thường gặp

  • Thời hạn báo trước khi luân chuyển người lao động

Bài viết xem nhiều

  • Có được hoàn thuế TNCN các năm cũ bị bỏ quên
  • Có được hoàn thuế TNCN các năm cũ bị bỏ quên16:45 22/03/2021
  • Một số lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp cần biết
  • Một số lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp cần biết10:25 23/03/2021

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu