DOANH NGHIỆP

Những hiểu biết sai lầm thường gặp về “Phạt vi phạm hợp đồng”

08:35 09/01/19

Trong thực tế nếu các doanh nghiệp không nắm chắc được điều kiện áp dụng của chế tài này thì có thể gây rủi ro ngược lại cho mình. Để tránh tình trạng trên, chúng tôi xin giới thiệu đến quý thành viên các trường hợp doanh nghiệp thường hiểu sai về chế tài phạt vi phạm hợp đồng sau đây:

Những hiểu biết sai lầm thường gặp về “Phạt vi phạm hợp đồng”

1. Đơn phương áp dụng điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Một trong những nhận thức sai lầm phổ biến của các doanh nghiệp đó là cho rằng: bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó hiển nhiên phải chịu phạt mà không nhất thiết phải có quy định trong hợp đồng.

Hậu quả là khi có vi phạm xảy ra, yêu cầu áp dụng chế tài phạt vi phạm sẽ bị Tòa án hoặc Trọng tài thương mại bác bỏ; bởi:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

 

“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”

Theo quy định tại Điều 300 của Luật Thương mại năm 2005 thì:

“Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

 

Từ các cơ sở pháp lý trên, có thể nhận thấy rằng chế tài phạt vi phạm hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên; cho nên, chế tài này chỉ được áp dụng khi nó được thể hiện trong hợp đồng.

Tức là, một bên không thể đơn phương áp dụng chế tài này nếu hợp đồng giữa các bên không tồn tại điều khoản “Phạt vi phạm”.

Do vậy, các bên cần chủ động đàm phán và đưa điều khoản áp dụng chế tài phạt vi phạm vào hợp đồng để tạo ra cơ sở áp dụng khi có tranh chấp xảy ra.

2. Áp dụng sai mức phạt vi phạm hợp đồng

Thực tiễn có rất nhiều trường hợp các bên vận dụng không đúng hạn mức phạt vi phạm hợp đồng, dẫn đến việc không bảo vệ được quyền và lơi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

Theo quy định tại Điều 301 của Luật Thương mại năm 2005 thì: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Ngoài ra, có một số trường hợp khác về mức phạt vi phạm hợp đồng (xem chi tiết tại đây).

Việc áp dụng văn bản pháp luật nào để thỏa thuận mức phạt vi phạm cho phù hợp với quy định của pháp luật sẽ phụ thuộc vào bản chất giao dịch giữa các bên.

3. Nhầm lẫn về “Phạt vi phạm hợp đồng” và “Bồi thường thiệt hại”

Quý thành viên có thể phân biệt sự khác nhau giữa 02 chế tài “Phạt vi phạm hợp đồng” và “Bồi thường thiệt hại” qua bảng sau:

Tiêu chí

Phạt vi phạm

Bồi thường thiệt hại

Khái niệm

- Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

(Điều 300, Luật thương mại 2005).

- Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

(Khoản 1, Điều 302, Luật thương mại 2005).

Căn cứ áp dụng chế tài

- Có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng;

- Có hành vi vi phạm;

- Có lỗi của bên bị vi phạm.

Lưu ý: Không cần có thiệt hại thực tế xảy ra, chỉ cần chứng minh có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm thì được phép áp dụng chế tài.

- Không cần có thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng;

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại đó;

- Có lỗi của bên vi phạm.

Lưu ý: Phải có thiệt hại thực tế xảy ra và bên bị vi phạm phải chứng minh được tổn thất thì được phép áp dụng chế tài.

Mức áp dụng chế tài

- Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm dó các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 Luật Thương mại 2005.

(Điều 301, Luật thương mại 2005)

- Bên vi phạm phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm: Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

(Điều 302- Luật thương mại 2005)

4. Quan hệ giữa chế tài “Phạt vi phạm” và “Bồi thường thiệt hại”

- Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì khi có vi phạm xảy ra bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì khi có vi phạm xảy ra bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

  

Kiều Nga

  • Từ khóa:
  • Hợp đồng
  • vi phạm hợp đồng
  • Phạt vi phạm hợp đồng
3,034

Cùng chuyên mục

  • Xử lý hành vi kê khai nội dung giả mạo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Xử lý hành vi kê khai nội dung giả mạo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp08:43 17/05/2022
  • Phân loại giao dịch M&A
  • Phân loại giao dịch M&A11:34 10/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
  • Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 202216:32 09/05/2022
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp15:37 09/05/2022
  • Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài15:26 09/05/2022
  • M&A là gì? Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A
  • M&A là gì? Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A10:13 07/05/2022
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ07:50 07/05/2022
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ14:13 06/05/2022
  • Danh mục 84 ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài
  • Danh mục 84 ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài08:27 04/05/2022
  • Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2022
  • Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư năm 202214:14 27/04/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Những điểm mới đáng lưu ý về hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động
  • Những điểm mới đáng lưu ý về hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động16:32 07/01/2022
  • 05 điều cốt lõi cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại
  • 05 điều cốt lõi cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại10:36 07/01/2022
  • 06 lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động
  • 06 lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động08:42 06/01/2022
  • Tiền phạt vi phạm HĐ có được đưa vào chi phí hợp lý được trừ không?
  • Tiền phạt vi phạm HĐ có được đưa vào chi phí hợp lý được trừ không?11:37 18/01/2019
  • 09 câu hỏi thường gặp khi giao kết Hợp đồng thử việc
  • 09 câu hỏi thường gặp khi giao kết Hợp đồng thử việc08:43 06/11/2018

Bài viết xem nhiều

  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động15:17 06/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận08:38 05/05/2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 202208:41 07/05/2022
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh08:26 12/05/2022
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động14:02 11/05/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu