LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

Những điều cần lưu ý về nghỉ không hưởng lương

09:23 03/05/20

Bên cạnh các trường hợp người lao động được nghỉ làm mà vẫn hưởng nguyên lương, người lao động còn có quyền nghỉ không hưởng lương. Mời Quý thành viên cùng tìm hiểu các vấn đề mà người lao động cần lưu ý khi thực hiện quyền này trong bài viết sau.

1. Khi nào người lao động được nghỉ không hưởng lương?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động (sau đây gọi là "doanh nghiệp") khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài ra, người lao động còn được quyền thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương. Dù pháp luật không quy định, nhưng có thể hiểu rằng, trong trường hợp này, người lao động có dự định nghỉ không hưởng lương vẫn phải thực hiện thông báo trước với doanh nghiệp, và được doanh nghiệp chấp thuận trước khi nghỉ.

Khi đó, người lao động không bị giới hạn số ngày trong năm và số ngày nghỉ trong mỗi lần, miễn là người lao động thỏa thuận được với doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý là thời gian nghỉ không hưởng lương vẫn tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, nếu thời điểm hết thời gian nghỉ không hưởng lương xảy ra trước hoặc trùng với thời điểm hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hai bên phải thực hiện chấm dứt hợp đồng hoặc thỏa thuận giao kết hợp đồng mới.

2. Có phải đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ không hưởng lương?

Hiện nay, việc trích nộp bảo hiểm được thực hiện theo tháng và căn cứ trên tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 4 Điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương mà dẫn đến việc người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều không cần phải đóng bảo hiểm của tháng đó và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục báo giảm lao động.

Ngược lại, nếu tính cả thời gian nghỉ không hưởng lương mà người lao động không làm việc, không hưởng lương dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì vẫn phải tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp không cần thực hiện thêm thủ tục nào khác.

Ví dụ:

Thời gian làm việc bình thường của công ty A là từ thứ hai đến thứ sáu, được nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

Chị B là nhân viên của công ty A, giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm với công ty A từ ngày 01/01/2019. Vì lý do cá nhân, chị thỏa thuận với công ty A nghỉ không hưởng lương từ ngày 11/11/2019 đến ngày 05/12/2019, sau đó đi làm lại bình thường.

Xét thời gian nghỉ không hưởng lương của chị A trong tháng 11 và 12/2019: trong tháng 11/2019, chị B không làm việc và không hưởng lương 15 ngày làm việc; trong tháng 12/2019, chị B không làm việc và không hưởng lương 3 ngày làm việc.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì:

- Trong tháng 11/2019, công ty A và chị B không phải tham gia bảo hiểm, đồng thời, công ty A phải báo giảm chị B với cơ quan bảo hiểm quản lý trực tiếp;

- Trong tháng 12/2019, công ty A và chị B phải tham gia bảo hiểm, đồng thời, công ty A phải báo tăng chị B với cơ quan bảo hiểm quản lý trực tiếp.

3. Doanh nghiệp có được phép từ chối cho người lao động nghỉ không hưởng lương?

Trong trường hợp người lao động có người thân chết, kết hôn như đã đề cập ở mục 1 của bài viết này và đã thông báo với doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cho phép người lao động nghỉ không hưởng lương là không phù hợp với quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 04 - 10 triệu đồng vì hành vi này theo quy định tại Điều 5 và Khoản 1 Điều 17 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trong trường hợp người lao động đề xuất thỏa thuận nghỉ không hưởng lương với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quyền xem xét đề xuất của người lao động và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận. Doanh nghiệp không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động năm 2012.

- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

- Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

  

Quỳnh Như

  • Từ khóa:
  • Chế độ ngày nghỉ
  • Nghỉ việc không lương
  • Chính sách lao động
16,875

Cùng chuyên mục

  • Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới nhất
  • Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới nhất07:45 20/01/2021
  • Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất
  • Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất07:41 19/01/2021
  • 20 trường hợp NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động kể từ ngày 15/02/2021
  • 20 trường hợp NLĐNN không thuộc diện cấp giấy phép lao động kể từ ngày 15/02/202107:03 14/01/2021
  • Kinh phí công đoàn và những điều doanh nghiệp cần nắm rõ
  • Kinh phí công đoàn và những điều doanh nghiệp cần nắm rõ07:44 11/01/2021
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương08:01 08/01/2021
  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất
  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất10:33 06/01/2021
  • Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc theo Bộ luật Lao động 2019
  • Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc theo Bộ luật Lao động 201907:44 25/12/2020
  • Những nội dung doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy lao động trước ngày 01/01/2021
  • Những nội dung doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung trong Nội quy lao động trước ngày 01/01/202109:33 23/12/2020
  • Đã có Mẫu Hợp đồng lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
  • Đã có Mẫu Hợp đồng lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 201915:46 23/11/2020
  • Đã có Mẫu Nội quy lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
  • Đã có Mẫu Nội quy lao động mới theo quy định của Bộ luật Lao động 201908:05 21/11/2020

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương08:01 08/01/2021
  • Doanh nghiệp có được trừ lương người lao động không?
  • Doanh nghiệp có được trừ lương người lao động không?08:59 16/04/2020
  • Chưa nghỉ hết phép năm có được cộng dồn sang năm sau không?
  • Chưa nghỉ hết phép năm có được cộng dồn sang năm sau không?07:53 18/03/2020
  • Người lao động xa quê cần biết những điều này khi nghỉ phép năm
  • Người lao động xa quê cần biết những điều này khi nghỉ phép năm13:51 12/12/2019
  • Cách tính tiền lương trong những ngày phép chưa nghỉ, chưa nghỉ hết hằng năm
  • Cách tính tiền lương trong những ngày phép chưa nghỉ, chưa nghỉ hết hằng năm 14:52 30/10/2019

Bài viết xem nhiều

  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất
  • Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất10:33 06/01/2021
  • Lịch nộp tờ khai thuế 06 tháng đầu năm 2021
  • Lịch nộp tờ khai thuế 06 tháng đầu năm 202108:07 30/12/2020
  • Có phải sửa đổi Điều lệ công ty khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực?
  • Có phải sửa đổi Điều lệ công ty khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực?07:30 18/01/2021
  • 06 Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực năm 2021
  • 06 Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực năm 202107:54 28/12/2020
  • Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
  • Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?07:46 31/12/2020
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương
  • Năm 2021, những trường hợp NLĐ nghỉ làm vẫn được hưởng lương08:01 08/01/2021
  • Người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp?
  • Người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp?07:37 07/01/2021
  • Infographic - 10 quyền lợi lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  • Infographic - 10 quyền lợi lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi07:28 29/12/2020

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu