DOANH NGHIỆP

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam không?

11:03 04/11/21

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Vậy khi người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam muốn thành lập hộ kinh doanh có được hay không?

 

Ảnh minh họa

1. Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam hay không?

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đối với hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
  • Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định, người được xác định có quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau:

  • Do sinh ra theo quy định của Luật này;
  • Được nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam
  • Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Có quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của Luật này

Như vậy, theo những quy định trên, điều kiện bắt buộc để thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam. Do đó, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam.

2. Ủy quyền hoặc nhập tịch để đăng ký thành lập hộ kinh doanh

- Trường hợp ủy quyền cho người Việt Nam để đăng ký kinh doanh:

Việc ủy quyền này sẽ thông qua hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Cụ thể, bên uỷ quyền là người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh, còn bên nhận uỷ quyền là công dân Việt Nam có đầy đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh.

Dù trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh là người được uỷ quyền. Nhưng người nước ngoài hoàn toàn có thể là người quản lý và điều hành hộ kinh doanh, hưởng các nguồn thu và lợi nhuận từ hoạt động của hộ kinh doanh đó. Tất cả những nội dung này sẽ được thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền.

Như vậy, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam nhưng họ có thể ủy quyền cho người có quốc tịch Việt Nam và có quyền điều hành quản lý và hưởng mọi quyền lợi như chủ hộ kinh doanh.

- Thực hiện thủ tục nhập tịch:

Ngoài việc ủy quyền cho cá nhân Việt Nam thành lập hộ kinh doanh, người nước ngoài cũng có thể làm thủ tục nhập tịch theo Mục 2 Chương II Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Tuy nhiên, phải đáp ứng các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, gồm:

  • Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
  • Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.
  • Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Trừ các trường hợp được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam tại Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP.

CCPL: Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi bổ sung 2014

Nghị định 16/2020/NĐ-CP

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

 

Thúy Vy
  • Từ khóa:
  • Hộ kinh doanh
  • Người nước ngoài
  • thành lập
367

Cùng chuyên mục

  • Xử lý hành vi kê khai nội dung giả mạo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Xử lý hành vi kê khai nội dung giả mạo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp08:43 17/05/2022
  • Phân loại giao dịch M&A
  • Phân loại giao dịch M&A11:34 10/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
  • Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 202216:32 09/05/2022
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp15:37 09/05/2022
  • Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài15:26 09/05/2022
  • M&A là gì? Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A
  • M&A là gì? Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A10:13 07/05/2022
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ07:50 07/05/2022
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
  • Hồ sơ dự thầu theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ14:13 06/05/2022
  • Danh mục 84 ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài
  • Danh mục 84 ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài08:27 04/05/2022
  • Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2022
  • Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư năm 202214:14 27/04/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết xem nhiều

  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động15:17 06/05/2022
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh08:26 12/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 202208:41 07/05/2022
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận08:38 05/05/2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 202215:51 11/05/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu