LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

Doanh nghiệp phải làm gì khi người lao động bị tai nạn lao động

07:59 02/08/18

Khi người lao động tham gia lao động và bị tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì trách nhiệm của người sử dụng lao động là gì?

doanh nghiệp phải làm gì khi người lao động bị tai nạn

1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 

- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:

+ Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế;

+ Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế thì phải thanh toán các chi phí vượt quá và các chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế thanh toán;

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

- Nếu còn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người.

- Bồi thường, trợ cấp:

 

Bồi thường

 Trợ cấp

Trường hợp

+ Bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra.

+ Người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

+ Bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính người lao động gây ra.

+ Người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.

 

Mức bồi thường, trợ cấp

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

 

Bằng 40% * mức Bồi thường tùy theo mức suy giảm khả năng lao động

Lưu ý:

- Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm mà số tiền đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả thấp hơn mức bồi thường và trợ cấp nêu trên thì doanh nghiệp phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền nạn nhân hay thân nhân họ nhận được ít nhất bằng mức trợ cấp, bồi thường nêu trên.

- Trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp nêu trên thì người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động.

2. Các trường hợp không được bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động

Tuy nhiên không phải trường hợp nào người lao động cũng được hưởng các chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động. Nếu người lao động rơi vào các trường hợp sau thì sẽ không được hưởng bất kỳ chế độ gì từ người sử dụng lao động:

- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Quý thành viên có thể tham khảo thêm công việc: Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động.

 Căn cứ pháp lý:

Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Anh Đào

  • Từ khóa:
  • Khởi nghiệp
  • Pháp lý khởi nghiệp
  • Pháp lý doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • An toàn lao động
  • vệ sinh lao động
2,581

Cùng chuyên mục

  • Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng năm 2022
  • Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng năm 202215:47 20/05/2022
  • Tổng hợp những chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 còn hiệu lực
  • Tổng hợp những chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 còn hiệu lực11:40 20/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia08:01 20/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia10:36 18/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc08:02 17/05/2022
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương10:16 16/05/2022
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm16:11 14/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động14:02 11/05/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Tai nạn lao động chết người, thân nhân được hưởng những chế độ nào?
  • Tai nạn lao động chết người, thân nhân được hưởng những chế độ nào?08:59 01/10/2021
  • Doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật cần lưu ý những điều này
  • Doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật cần lưu ý những điều này14:04 10/08/2021
  • Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng người lao động chưa thành niên
  • Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng người lao động chưa thành niên14:00 03/05/2020
  • 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
  • 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội08:42 14/05/2019
  • Người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường?
  • Người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại thì ai phải bồi thường?08:12 30/01/2019

Bài viết xem nhiều

  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động15:17 06/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận08:38 05/05/2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 202208:41 07/05/2022
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh08:26 12/05/2022
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động14:02 11/05/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu