LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?

08:24 13/03/19

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, …. Vậy nếu trường hợp lao động nữ mang thai muốn chấm dứt hợp đồng thì được không? Và liệu họ có còn được hưởng chế độ thai sản như các lao động nữ khác?

đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản

1. Về việc chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian mang thai:

Theo quy định tại Khoản 3, điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định:

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, lao động nữ mang thai có thể chủ động chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019.

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động 2019.

Như vậy, việc chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp trên là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật.

2. Về việc có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản :

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

Dựa trên quy định nêu trên, nếu lao động nữ chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian mang thai, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh con.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng nêu trên.

Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 2: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật lao động 2019.

- Luật bảo hiểm xã hội 2014.

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:

  

Hải Hà

Hải Hà
  • Từ khóa:
  • Lao động nữ
  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ nghỉ việc
  • Hưởng chế độ thai sản
9,976

Cùng chuyên mục

  • Tổng Liên đoàn Lao động hướng dẫn về số giờ làm thêm
  • Tổng Liên đoàn Lao động hướng dẫn về số giờ làm thêm10:15 28/06/2022
  • Những lưu ý khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
  • Những lưu ý khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài18:57 23/06/2022
  • Hướng dẫn thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu năm 2022
  • Hướng dẫn thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu năm 202211:43 22/06/2022
  • Hướng dẫn gia hạn Visa cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Hướng dẫn gia hạn Visa cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam07:47 22/06/2022
  • Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề có còn được trả lương cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu không?
  • Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề có còn được trả lương cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu không?17:08 20/06/2022
  • Tra cứu mức lương tối thiểu mới theo từng địa bàn áp dụng từ ngày 01/7/2022
  • Tra cứu mức lương tối thiểu mới theo từng địa bàn áp dụng từ ngày 01/7/202213:48 18/06/2022
  • DN trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, người lao động cần làm gì?
  • DN trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, người lao động cần làm gì?13:38 17/06/2022
  • Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
  • Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động11:30 15/06/2022
  • 07 lợi ích mà người lao động được hưởng khi tăng mức lương tối thiểu vùng
  • 07 lợi ích mà người lao động được hưởng khi tăng mức lương tối thiểu vùng10:28 15/06/2022
  • 06 điều cần biết khi học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
  • 06 điều cần biết khi học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động13:53 14/06/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • 08 lưu ý khi Doanh nghiệp sử dụng Lao động nữ mang thai
  • 08 lưu ý khi Doanh nghiệp sử dụng Lao động nữ mang thai08:37 08/01/2022
  • Những quyền lợi lao động nữ có con dưới 1 tuổi cần biết
  • Những quyền lợi lao động nữ có con dưới 1 tuổi cần biết08:06 28/12/2021
  • Một số mốc thời gian lao động nữ sinh con cần biết
  • Một số mốc thời gian lao động nữ sinh con cần biết08:08 12/03/2019
  • Một số hành vi vi phạm dân Marketing cần tránh
  • Một số hành vi vi phạm dân Marketing cần tránh14:07 18/02/2019
  • Những lưu ý khi lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản
  • Những lưu ý khi lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản 14:07 23/07/2018

Bài viết xem nhiều

  • Những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022
  • Những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/202211:40 08/06/2022
  • Thời điểm xuất hóa đơn, chứng từ được áp dụng kể từ ngày 01/7/2022
  • Thời điểm xuất hóa đơn, chứng từ được áp dụng kể từ ngày 01/7/202208:22 07/06/2022
  • Chính thức: Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 01/7/2022
  • Chính thức: Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 01/7/202208:32 13/06/2022
  • 02 trường hợp không phải trả tiền dịch vụ khi sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022
  • 02 trường hợp không phải trả tiền dịch vụ khi sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/202209:35 03/06/2022
  • Tra cứu mức lương tối thiểu mới theo từng địa bàn áp dụng từ ngày 01/7/2022
  • Tra cứu mức lương tối thiểu mới theo từng địa bàn áp dụng từ ngày 01/7/202213:48 18/06/2022
  • Tổng hợp các văn bản pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đầu tư xây dựng
  • Tổng hợp các văn bản pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đầu tư xây dựng07:54 09/06/2022
  • Điều kiện hưởng lương hưu khi vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện
  • Điều kiện hưởng lương hưu khi vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện14:41 08/06/2022
  • Hướng dẫn DN chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/2022
  • Hướng dẫn DN chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/202210:16 02/06/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu