SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Các trường hợp Nhãn hiệu trùng, tương tự và cơ chế xử lý vi phạm

08:07 04/01/22

Khi doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu vẫn có thể bị xâm phạm, tranh chấp nhãn hiệu bởi các chủ thể khác vì nhiều lý do. Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin gửi đến quý thành viên một số tranh chấp nhãn hiệu thực tế và những vấn đề pháp lý liên quan.

1. Trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ

Nhãn hiệu “Hảo Hảo” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 62360 cấp ngày 29/04/2005. Nhãn hiệu “Hảo Hạng” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 119302 cấp ngày 11/02/2009. Hai nhãn hiệu này có các dấu hiệu khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn, không có khả năng phân biệt, cụ thể như sau:

- Về nội dung: Cả hai nhãn hiệu đều thể hiện cho cùng loại hàng hóa là mì ăn liền (cùng nhóm 30). “Hảo Hạng” có 8 ký tự trong đó có 05 ký tự trùng, cách phát âm cũng tương tự nhau, âm đầu tiên là “Hảo” vì vậy dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo”.

- Về hình thức: Nhãn hiệu “Hảo Hạng” có cách trình bày kiểu chữ (màu đỏ, nghiêng về bên phải), hình ảnh tô mì, sợ mì, hình ảnh con tôm, chanh, ớt, rau thơm,… với màu sắc chủ đạo (đỏ hồng) của mẫu bao bì tạo nên một tổng thể tương tự, gây cho người tiêu dùng sự nhầm lẫn, không có khả năng phân biệt.

Ngoài ra, nhãn hiệu “Hảo Hảo” đã được cấp văn bằng bảo hộ trước. Như vậy, nhãn hiệu gốc là “Hảo Hảo” và đương nhiên, nhãn hiệu vi phạm là “Hảo Hạng”. Công ty Asia Food đã xâm phạm nhãn hiệu của Vina Acecook nên phải chịu xử lý hành chính và bồi thường tổn thất cho Vina Acecook.

Căn cứ xác định vi phạm nhãn hiệu, xem chi tiết tại bài viết: 08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại

Tóm tắt tình huống: Công ty  Hưng Thịnh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Hưng Thịnh” ngày 22/01/2001. Ngày 21/9/2001, Công ty Hưng Thịnh thay đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở Hưng Thịnh (với hình thức hộ kinh doanh cá thể) cũng sản xuất kinh doanh nước mắm tại Bình Dương, sử dụng tên thương mại “Hưng Thịnh”. Việc sử dụng tên thương mại này khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn với tên thương mại và nhãn hiệu của công ty Hưng Thịnh. (Xem chi tiết tại: Bản án số 72/2008/KDTM-PT ngày 23/5/2008 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Tp. HCM).

Như vậy, tên thương mại mà Cơ sở Hưng Thịnh sử dụng có được bảo hộ hay không phải xét đến các tiêu chí sau:

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.

Tên thương mại của cả hai công ty đều có thành phần tên riêng là “Hưng Thịnh”. Tuy nhiên, tên thương mại và nhãn hiệu “Hưng Thịnh” được Công ty TNHH sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh sử dụng trước và hợp pháp.

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cũng lĩnh vực và khu vực kinh doanh hoặc nhãn hiệu của người khác được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Hai cơ sở đều hoạt động trong cùng lĩnh vực là sản xuất nước mắm. Đối với khu vực kinh doanh (nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng), mặc dù kinh doanh ở hai khu vực địa lý khác nhau (Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương). Tuy nhiên, hai khu vực này liền kề nhau và thực tế thấy rằng nhãn hiệu Hưng Thịnh được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên thị trường và có chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. Điều đó có thể xác định được, công ty Hưng Thịnh sẽ có nhiều bạn hàng, khách hàng trong thực tế và danh tiếng có thể trải rộng khắp các khu vực (kể cả khu vực cơ sở Hưng Thịnh đang kinh doanh), đồng nghĩa với việc hai công ty có thể có cùng khu vực kinh doanh.

Ngoài ra, nhãn hiệu hàng hóa “Hưng Thịnh” của công ty Hưng Thịnh đã được sử dụng hợp pháp trên thực tế từ năm 2001, trước ngày cơ sở Hưng Thịnh sử dụng tên thương mại này vào hoạt động kinh doanh.

Như vậy, tên thương mại của cơ sở Hưng Thịnh trùng với tên thương mại và nhãn hiệu của công ty Hưng Thịnh, vì vậy tên thương mại của cơ sở Hưng Thịnh không đáp ứng các điều kiện bảo hộ.

3. Cơ chế nào để xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả, làm nhái?

Trên thực tế có thể chia thành hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ, xong mới phát hiện có tổ chức làm giả, làm nhái sản phẩm mang nhãn hiệu đó.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng xử lý hành chính tùy thuộc vào mức độ xâm phạm nhãn hiệu cũng như thiệt hại mà bên vi phạm gây ra cho chủ sở hữu.

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp, mức độ xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong số các biện pháp nêu trên, biện pháp khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi lẽ. biện pháp này thể hiện được ý chí, yêu cầu của chủ sở hữu bị xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo được nguyện vọng cũng như giá trị bồi thường cho chủ sở hữu.

Trường hợp 2: Nhãn hiệu chưa đăng ký hoặc đang chờ được cấp văn bằng bảo hộ, phát hiện có tổ chức làm giả, làm nhái nhãn hiệu đó.

Luật sở hữu trí tuệ hiện hành không có những cơ chế cụ thể để bảo vệ Quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu) trong trường hợp này, bởi lẽ nó là tài sản vô hình nên rất dễ bị các chủ thể khác xâm phạm. Cách duy nhất để bảo vệ nhãn hiệu của mình tránh bị xâm phạm là nhanh chóng thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ).

Trường hợp đã đăng ký bảo hộ nhưng chưa được cấp văn bằng, trong thời gian này, chủ sở hữu cần thu thập các thông tin liên quan như chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đó thuộc quyền sở hữu của mình (thời gian tạo ra, thời gian đưa vào hoạt động, nhiều người biết đến nhãn hiệu đó,…); thu thập các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu của mình bị xâm phạm;… Để sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nhanh chóng khởi kiện vụ việc ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Lưu ý: Khi chủ sở hữu chưa có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ thể xâm phạm đã có được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đó. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chấp nhận nhãn hiệu của mình bị xâm phạm mà không có cơ chế để xử lý thõa đáng vì theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, nhãn hiệu được bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ”.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP.

 

Thúy Vy
  • Từ khóa:
  • Pháp lý khởi nghiệp
  • Pháp lý doanh nghiệp
  • Sở hữu trí tuệ
  • Nhãn hiệu
  • Bảo hộ nhãn hiệu
  • nhãn hiệu trùng
  • tương tự
  • xử lý vi phạm
14,503

Cùng chuyên mục

  • Tất tần tật những thông tin cần biết về nhãn phụ
  • Tất tần tật những thông tin cần biết về nhãn phụ15:20 30/06/2022
  • Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chương trình máy tính
  • Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chương trình máy tính18:50 27/06/2022
  • Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?
  • Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?17:03 12/04/2022
  • Thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2022
  • Thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 202213:47 11/03/2022
  • Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu
  • Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu11:02 11/03/2022
  • Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường
  • Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường11:23 04/03/2022
  • Phân biệt giữa Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả
  • Phân biệt giữa Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả07:50 28/02/2022
  • Nhãn hiệu tập thể là gì? Một số điều cần biết về nhãn hiệu tập thể
  • Nhãn hiệu tập thể là gì? Một số điều cần biết về nhãn hiệu tập thể10:35 25/02/2022
  • 10 lưu ý về nhãn hàng hóa
  • 10 lưu ý về nhãn hàng hóa 14:52 08/01/2022
  • Cần lưu ý gì khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
  • Cần lưu ý gì khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?09:16 08/01/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • 13 trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt
  • 13 trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt10:19 26/02/2020
  • Một số lưu ý về Chứng nhận Nhãn xanh sản phẩm
  • Một số lưu ý về Chứng nhận Nhãn xanh sản phẩm 08:28 04/06/2019
  • Nhãn năng lượng – Những điều doanh nghiệp cần biết
  • Nhãn năng lượng – Những điều doanh nghiệp cần biết08:21 22/05/2019
  • Một số đối tượng được/không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
  • Một số đối tượng được/không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ15:06 04/01/2019
  • Bản quyền truyền hình! Chưa bao giờ hết "Hot"
  • Bản quyền truyền hình! Chưa bao giờ hết "Hot"08:21 13/11/2018

Công việc liên quan

  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong Công ty Cổ Phần
  • Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong Công ty cổ phần

Bài viết xem nhiều

  • Những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022
  • Những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/202211:40 08/06/2022
  • Thời điểm xuất hóa đơn, chứng từ được áp dụng kể từ ngày 01/7/2022
  • Thời điểm xuất hóa đơn, chứng từ được áp dụng kể từ ngày 01/7/202208:22 07/06/2022
  • Chính thức: Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 01/7/2022
  • Chính thức: Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 01/7/202208:32 13/06/2022
  • 02 trường hợp không phải trả tiền dịch vụ khi sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022
  • 02 trường hợp không phải trả tiền dịch vụ khi sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/202209:35 03/06/2022
  • Tra cứu mức lương tối thiểu mới theo từng địa bàn áp dụng từ ngày 01/7/2022
  • Tra cứu mức lương tối thiểu mới theo từng địa bàn áp dụng từ ngày 01/7/202213:48 18/06/2022
  • Tổng hợp các văn bản pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đầu tư xây dựng
  • Tổng hợp các văn bản pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đầu tư xây dựng07:54 09/06/2022
  • Điều kiện hưởng lương hưu khi vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện
  • Điều kiện hưởng lương hưu khi vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện14:41 08/06/2022
  • Hướng dẫn DN chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/2022
  • Hướng dẫn DN chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/202210:16 02/06/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu