BẢO HIỂM

Ảnh hưởng của việc tăng mức lương cơ sở năm 2019

09:45 18/12/18

Vừa qua, Quốc hội thông qua Nghị quyết 70/2018/QH14 điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng (tăng thêm 100.000 đồng/tháng) kể từ ngày 01/7/2019. Việc tăng mức lương cơ sở sẽ đồng loạt làm tăng mức hưởng các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.

1. Đối với Chế độ bệnh nghề nghiệp

MỨC TRỢ CẤP MỘT LẦN

MỨC TRỢ CẤP HÀNG THÁNG

MỨC TRỢ CẤP PHỤC VỤ

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Cụ thể, suy giảm 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng (hiện hành là 6.950.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng).

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Cụ thể, suy giảm 31% thì được hưởng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 29.800 đồng (hiện hành là 27.800 đồng).

- Ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng, người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở hàng tháng.

Cụ thể là 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng).

- Trường hợp người lao động đang làm việc bị chết do bệnh nghề nghiệp, bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Cụ thể, hưởng trợ cấp một lần bằng 53.640.000 đồng (hiện hành là 50.040.000 đồng).

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với Chế độ tai nạn lao động

MỨC TRỢ CẤP MỘT LẦN

MỨC TRỢ CẤP HÀNG THÁNG

MỨC TRỢ CẤP PHỤC VỤ

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Cụ thể, suy giảm 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng (hiện hành là 6.950.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng).

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Cụ thể, suy giảm 31% thì được hưởng 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 29.800 đồng (hiện hành là 27.800 đồng).

- Ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng, Người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Cụ thể là 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng).

- Trường hợp người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động hoặc bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Cụ thể, hưởng trợ cấp một lần bằng 53.640.000 đồng (hiện hành là 50.040.000 đồng).

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động

3. Đối với Chế độ tử tuất

MỨC TRỢ CẤP MAI TÁNG

MỨC TRỢ CẤP TUẤT HẰNG THÁNG

- Mức hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

Cụ thể,mức trợ cấp mai táng là 14.900.000 đồng (hiện hành là 13.900.000 đồng).

- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở;

Cụ thể là 745.000 đồng (hiện hành là 695.000 đồng).

- Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Cụ thể là 1.043.000 đồng (hiện hành là 973.000 đồng).

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất.

4. Đối với Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức hưởng chế độ trợ cấp cho người lao động trong trường hợp này là 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Cụ thể là 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng).

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Hồ sơ giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và ốm đau

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Cụ thể là 447.000 đồng (hiện hành là 417.000 đồng).

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Hồ sơ giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản.

6. Đối với Chế độ thai sản

MỨC TRỢ CẤP MỘT LẦN KHI SINH CON

MỨC TRỢ CẤP  MỘT LẦN KHI NHẬN NUÔI CON NUÔI DƯỚI 06 THÁNG TUỔI

- Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Cụ thể là 2.980.000 đồng (hiện hành là 2.780.000 đồng).

- Ngoài ra, nếu sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, lao động nam còn được trợ cấp 01 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Cụ thể là 2.980.000 đồng (hiện hành là 2.780.000 đồng).

 

- Mức trợ cấp bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động nhận nuôi con nuôi (đối với mỗi con).

Cụ thể là 2.980.000 đồng ( hiện hành là 2.780.000 đồng).

 

 

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản.

7. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ Người lao động là công dân Việt Nam hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Cụ thể, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất là 1.490.000 đồng (hiện hành là 1.390.000 đồng).

Ngoài ra, việc tăng mức lương cơ sở còn ảnh hưởng đến một vài yếu tố khác như:

- Tăng mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế:

Tiền lương tháng đóng Bảo hiểm y tế cũng chính là tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

Cụ thể, không quá 29.800.000 đồng (hiện hành là không quá 27.800.000 đồng).

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm.

- Tăng mức đoàn phí công đoàn:

Trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, thì mức đóng đoàn phí công đoàn đối với người lao động tham gia công đoàn là  đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

Cụ thể, mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 149.000 đồng (hiện hành là 139.000 đồng).

Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Trích nộp kinh phí công đoàn.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

  

Kim Hằng

  • Từ khóa:
  • Bảo hiểm
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ hưu trí
  • Lương cơ sở
  • Chế độ tai nạn lao động
  • Chế độ tử tuất
  • Ảnh hưởng lương cơ sở
6,569

Cùng chuyên mục

  • Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
  • Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?07:46 31/12/2020
  • Tổng hợp văn bản pháp luật về bảo hiểm năm 2020
  • Tổng hợp văn bản pháp luật về bảo hiểm năm 202007:53 01/08/2020
  • Tổng hợp 05 vướng mắc thường gặp về tuổi nghỉ hưu - lương hưu
  • Tổng hợp 05 vướng mắc thường gặp về tuổi nghỉ hưu - lương hưu00:00 01/08/2020
  • Thay đổi cách xác định “có việc làm” để chấm dứt hưởng TCTN từ 15/7/2020
  • Thay đổi cách xác định “có việc làm” để chấm dứt hưởng TCTN từ 15/7/202000:00 27/07/2020
  • 09 đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
  • 09 đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp17:07 21/07/2020
  • Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH hay không?
  • Ký kết hợp đồng đào tạo có được đóng BHXH hay không?10:17 14/07/2020
  • Chế độ cho người lao động nghỉ chăm con ốm đau
  • Chế độ cho người lao động nghỉ chăm con ốm đau 10:07 22/06/2020
  • Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm?
  • Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm? 08:22 03/06/2020
  • Mức phạt 14 hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm xã hội năm 2020
  • Mức phạt 14 hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm xã hội năm 202011:01 02/06/2020
  • Báo tăng/giảm lao động muộn, DN bị xử lý như thế nào?
  • Báo tăng/giảm lao động muộn, DN bị xử lý như thế nào?10:12 01/06/2020

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Làm việc ngày Tết, hưởng lương gấp 4 lần ngày thường
  • Làm việc ngày Tết, hưởng lương gấp 4 lần ngày thường07:45 16/01/2020
  • Sự khác nhau giữa Mức lương tối thiểu vùng và Mức lương cơ sở
  • Sự khác nhau giữa Mức lương tối thiểu vùng và Mức lương cơ sở 10:01 20/05/2019
  • Điểm lại những ảnh hưởng của việc tăng mức lương cơ sở từ tháng 7/2019
  • Điểm lại những ảnh hưởng của việc tăng mức lương cơ sở từ tháng 7/201909:24 20/05/2019
  • Lương Gross hay lương Net?
  • Lương Gross hay lương Net?08:52 18/02/2019
  • 04 câu hỏi thường gặp khi xây dựng thang, bảng lương năm 2019
  • 04 câu hỏi thường gặp khi xây dựng thang, bảng lương năm 201909:20 21/01/2019

Công việc liên quan

  • Hồ sơ giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong Công ty Cổ Phần
  • Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản trong Công ty Cổ Phần
  • Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm trong Công ty Cổ Phần
  • Trích nộp kinh phí công đoàn trong Công ty Cổ Phần

Bài viết xem nhiều

  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?
  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?07:00 05/02/2021
  • Những việc cần làm khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Những việc cần làm khi thay đổi loại hình doanh nghiệp10:10 17/02/2021
  • Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp07:43 08/02/2021
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài07:12 02/03/2021
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết10:31 02/02/2021
  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất
  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất07:09 01/03/2021
  • Phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở và những điều cần biết
  • Phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở và những điều cần biết07:05 03/02/2021
  • Cơ cấu tổ chức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Phần 1)
  • Cơ cấu tổ chức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Phần 1)07:14 23/02/2021

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu