THUẾ - KẾ TOÁN

5 điều không thể bỏ qua khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

07:24 03/01/20

Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là “thuế TNDN”) là loại thuế trực thu, gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng, phần đông doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong quá trình tính thuế; cho nên, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tổng hợp 05 điều không thể bỏ qua khi tính thuế TNDN nhằm giúp Quý thành viên giải đáp phần nào những vướng mắc thường gặp này.

1. Nghĩa vụ khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN hàng tháng, hàng quý nữa mà chỉ cần tự xác định số thuế TNDN phát sinh trong quý và tạm nộp cho Kho bạc Nhà nước ở địa phương hoặc thông qua các Ngân hàng thương mại có cung cấp dịch vụ thu ngân sách nhà nước (thu thuế). Thời hạn tạm nộp chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Quý thành viên vui lòng tham khảo thêm về cách xác định và cơ chế quản lý tạm nộp thuế TNDN tại công việc: Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (đối với các doanh nghiệp lựa chọn kỳ kế toán khác năm dương lịch), doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm liền trước đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp, vui lòng xem chi tiết tại:

- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm;

- Toàn bộ biểu mẫu về quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phát sinh nghĩa vụ khai thuế hoặc quyết toán thuế trong một số trường hợp sau đây:

- Quyết toán thuế TNDN khi thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động;

- Khai thuế khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

- Khai thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn;

- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN nếu phát hiện hồ sơ đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.

2. Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (đã được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013) và các quy định hướng dẫn thi hành, doanh nghiệp được miễn thuế TNDN đối với 12 khoản thu nhập được liệt kê chi tiết tại:

- Các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;

- 12 khoản thu nhập được miễn thuế TNDN.

3. Hướng dẫn tính thuế TNDN

Số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:

 

Thuế TNDN

=

(Thu nhập tính thuế

-

Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có))

x

Thuế suất thuế TNDN

 

Trong đó:

a) Thu nhập tính thuế:

Thu nhập
tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

(Thu nhập được
miễn th
uế

+

Các khoản lỗ được
kết chuyển)

Trong đó:

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác; được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế

=

Doanh thu

-

Chi phí được trừ

+

Các khoản thu nhập khác

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Chi phí được trừ được xác định theo mục 4 của bài viết này.

+ Các khoản thu nhập khác gồm 23 khoản thu nhập tuy không thường phát sinh tại doanh nghiệp nhưng khi phát sinh sẽ được tính là thu nhập chịu thuế như thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; ...

- Thu nhập được miễn thuế là các khoản thu nhập đã nêu ở mục 2 trong bài viết này.

- Các khoản lỗ được kết chuyển: cách chuyển lỗ (giữa các năm, giữa các quý và trong một số trường hợp khác) được hướng dẫn chi tiết tại công việc Xác định lỗ và chuyển lỗ.

Quý thành viên cần lưu ý, theo Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo thì:

+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

+ Quá thời hạn 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

b) Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là quỹ do doanh nghiệp xây dựng để thực hiện cho việc đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam (ví dụ: xây dựng phòng thí nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, mua bản quyền công nghệ, kiểu dáng công nghiệp ...).

Việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ này là không bắt buộc. Cho nên, khi thành lập, doanh nghiệp phải tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ cho mình, nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

Nếu doanh nghiệp có thực hiện trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, các khoản chi của Quỹ được sử dụng vào đúng mục đích nêu trên và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp thì doanh nghiệp sẽ được trừ khoản trích lập này khi tính thuế TNDN.

c) Thuế suất thuế TNDN

Trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi về thuế suất và có hoạt động đặc thù (như tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm) áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50%, hầu hết doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức thuế suất là 20% (từ ngày 01/01/2016), vui lòng xem chi tiết tại: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Các khoản chi phí hợp lý (được trừ) và các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN

Căn cứ Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Quý thành viên có thể xem chi tiết 33 trường hợp mà khoản chi được tính chi phí được trừ và tham khảo 18 lưu ý về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Lưu ý: Trong số các chi phí phát sinh ở mỗi kỳ tính thuế TNDN, không phải chi phí nào cũng đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Ví dụ như: các chi phí thuộc 10 trường hợp không được xem là chi phí hợp lý sẽ không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và vẫn tính vào chi phí chịu thuế.

5. Ưu đãi thuế suất thuế TNDN

Chế độ ưu đãi thuế suất thuế TNDN bao gồm 02 mức ưu đãi sau đây:

- Ưu đãi thuế suất 10% (áp dụng trong thời hạn 15 năm và trong suốt thời gian hoạt động).

- Ưu đãi thuế suất 17%, kể từ ngày 01/01/2016 (áp dụng trong thời hạn 10 năm và trong suốt thời gian hoạt động).

Ngoài ra, thuế suất 15% được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mời xem thêm công việc: Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013;

- Nghị định 92/2013/NĐ-CP;

- Nghị định 218/2013/NĐ-CP;

- Thông tư 78/2014/TT-BTC;

- Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:  

  

Quỳnh Như

  • Từ khóa:
  • thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chi phí hợp lý
  • Chi phí được trừ
  • Quyết toán thuế
  • thuế tndn
  • thuế suất
  • tính thuế
  • thuế thu nhập
  • thuế doanh nghiệp
4,652

Cùng chuyên mục

  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất
  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất07:09 01/03/2021
  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?
  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?07:00 05/02/2021
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết10:31 02/02/2021
  • Cách xác định thuế suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ
  • Cách xác định thuế suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ07:48 28/01/2021
  • 05 mức xử phạt áp dụng riêng cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in
  • 05 mức xử phạt áp dụng riêng cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in07:44 11/01/2021
  • Hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế là tổ chức
  • Hướng dẫn tra cứu thông tin người nộp thuế là tổ chức07:52 04/12/2020
  • 05 mức xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn nộp tờ khai thuế
  • 05 mức xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn nộp tờ khai thuế09:01 01/12/2020
  • Hướng dẫn cách xử lý khi chứng từ khấu trừ thuế có sai sót
  • Hướng dẫn cách xử lý khi chứng từ khấu trừ thuế có sai sót07:44 24/08/2020
  • Tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động có tính thuế TNCN?
  • Tiền trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động có tính thuế TNCN?07:13 17/08/2020
  • Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT với 4 trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu
  • Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT với 4 trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu15:58 12/08/2020

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết10:31 02/02/2021
  • Doanh nghiệp cần làm gì khi sai sót trong hồ sơ khai thuế TNDN?
  • Doanh nghiệp cần làm gì khi sai sót trong hồ sơ khai thuế TNDN? 08:41 14/04/2020
  • 9 khoản khấu hao TSCĐ không được trừ khi quyết toán thuế TNDN
  • 9 khoản khấu hao TSCĐ không được trừ khi quyết toán thuế TNDN09:03 10/02/2020

Bài viết xem nhiều

  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?
  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?07:00 05/02/2021
  • Những việc cần làm khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Những việc cần làm khi thay đổi loại hình doanh nghiệp10:10 17/02/2021
  • Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp07:43 08/02/2021
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài07:12 02/03/2021
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết10:31 02/02/2021
  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất
  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất07:09 01/03/2021
  • Phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở và những điều cần biết
  • Phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở và những điều cần biết07:05 03/02/2021
  • Cơ cấu tổ chức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Phần 1)
  • Cơ cấu tổ chức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Phần 1)07:14 23/02/2021

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu