SỞ HỮU TRÍ TUỆ

13 trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt

10:19 26/02/20

Để được bảo hộ, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Cụ thể, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp sau:

08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Các trường hợp Nhãn hiệu trùng, tương tự và cơ chế xử lý vi phạm

1. Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

Ví dụ 1:

2. Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

Ví dụ 2: Nhãn hiệu “Milk” cho sản phẩm sữa thì nhãn hiệu này sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt vì nó là tên của sản phẩm sữa được viết theo tiếng Anh.

3. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

Ví dụ 3: Nhãn hiệu "Đường thốt nốt" cho sản phẩm đường thốt nốt bị coi là không có khả năng phân biệt vì nó chỉ thành phần sản phẩm mà không mang tính phân biệt.

4. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

Ví dụ 4: Công ty TNHH/Công ty Cổ phần,…

5. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ;

Ví dụ 5: Sen Đồng Tháp, Chôm chôm Vĩnh Long, …

6. Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

7. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

8. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;

9. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

Ví dụ 6: Nhãn hiệu quần áo thể thao "Adidas"của Đức và nhãn hiệu quần áo thú cưng "Adidog" của Nhật Bản

10. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

11. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;

Ví dụ7 : Sản phẩm nước mắm sản xuất ở TP.HCM đăng ký nhãn hiệu là "Nước mắm Phú Quốc" thì nhãn hiệu này không có khả năng phân biệt vì "Nước mắm Phú Quốc" là chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.

12. Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

Ví dụ 8: Nhãn hiệu "Rượu Pisco Peru XYZ" được đăng ký cho sản phẩm rượu mạnh sản xuất ở Việt Nam bị coi là không có khả năng phân biệt vì "Pisco" là chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho sản phẩm rượu sản xuất tại Lima, Peru.

13. Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009;

- Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

  

Quỳnh Như

  • Từ khóa:
  • Nhãn hiệu
  • Bảo hộ nhãn hiệu
  • Nhãn hàng hoá
4,110

Cùng chuyên mục

  • Nội dung và giới hạn của quyền tác giả
  • Nội dung và giới hạn của quyền tác giả08:33 07/05/2020
  • 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
  • 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả09:03 04/05/2020
  • 03 vấn đề cần nắm rõ về văn bằng bảo hộ
  • 03 vấn đề cần nắm rõ về văn bằng bảo hộ 15:27 22/04/2020
  • Cần lưu ý gì khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
  • Cần lưu ý gì khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?09:16 03/04/2020
  • Lưu ý pháp lý về “Đồng tác giả” từ vụ kiện tác quyền “Thần đồng đất Việt”
  • Lưu ý pháp lý về “Đồng tác giả” từ vụ kiện tác quyền “Thần đồng đất Việt”11:20 24/12/2018
  • Bản quyền truyền hình! Chưa bao giờ hết "Hot"
  • Bản quyền truyền hình! Chưa bao giờ hết "Hot"08:21 13/11/2018
  • Phân biệt dấu hiệu trùng và tương tự trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
  • Phân biệt dấu hiệu trùng và tương tự trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ14:24 24/09/2018
  • Các trường hợp Nhãn hiệu trùng, tương tự và cơ chế xử lý vi phạm
  • Các trường hợp Nhãn hiệu trùng, tương tự và cơ chế xử lý vi phạm08:07 17/09/2018
  • Phân biệt Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ dẫn địa lý
  • Phân biệt Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ dẫn địa lý09:02 14/09/2018
  • 08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • 08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 10:07 10/09/2018

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hại nhiều hơn lợi
  • Không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hại nhiều hơn lợi15:39 09/11/2019
  • Các trường hợp Nhãn hiệu trùng, tương tự và cơ chế xử lý vi phạm
  • Các trường hợp Nhãn hiệu trùng, tương tự và cơ chế xử lý vi phạm08:07 17/09/2018
  • Phân biệt Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ dẫn địa lý
  • Phân biệt Nhãn hiệu – Tên thương mại – Chỉ dẫn địa lý09:02 14/09/2018
  • 08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • 08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 10:07 10/09/2018

Công việc liên quan

  • Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong Công ty cổ phần

Bài viết xem nhiều

  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?
  • Cần làm gì với cơ quan thuế khi cá nhân đổi CMND sang CCCD?07:00 05/02/2021
  • Những việc cần làm khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Những việc cần làm khi thay đổi loại hình doanh nghiệp10:10 17/02/2021
  • Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp07:43 08/02/2021
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài
  • Những điều cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động nước ngoài07:12 02/03/2021
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết10:31 02/02/2021
  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất
  • Quy định về khai, nộp lệ phí môn bài mới nhất07:09 01/03/2021
  • Phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở và những điều cần biết
  • Phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở và những điều cần biết07:05 03/02/2021
  • Cơ cấu tổ chức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Phần 1)
  • Cơ cấu tổ chức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Phần 1)07:14 23/02/2021

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu