LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

13 công việc Lao động – Tiền lương mà doanh nghiệp cần thực hiện khi mới thành lập

14:19 26/05/18

Khi mới vừa thành lập, doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh thực hiện các công việc sau đây để bắt đầu quản lý, sử dụng lao động của mình.

13 công việc Lao động – Tiền lương mà doanh nghiệp cần thực hiện khi mới thành lập

I. Công việc cần thực hiện trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động:

1. Khai trình sử dụng lao động lần đầu

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.

Xem chi tiết tại công việc: Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

2. Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập

Theo Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Xem chi tiết tại công việc: Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập

3. Lập Sổ quản lý lao động

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Doanh nghiệp có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào Sổ quản lý lao động.

Xem chi tiết tại công việc: Lập Sổ quản lý lao động

II. Công việc doanh nghiệp mới hoạt động phải thực hiện:

1. Xây dựng thang lương, bảng lương

Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Xem chi tiết tại công việc: Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương

2. Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp (Nếu có)

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Xem chi tiết tại công việc: Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp

3. Xây dựng Nội quy lao động bằng văn bản

Doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Sở LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Xem chi tiết tại công việc: Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động

4. Thành lập công đoàn cơ sở (Nếu có)

Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công đoàn); thì trước tiên, những người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ban vận động) và nên liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.

Xem chi tiết tại công việc: Thành lập công đoàn

5. Khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Nếu có)

Doanh nghiệp phải lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động - đối chiếu tại Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.

Xem chi tiết tại công việc: Khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

III. Công việc khi doanh nghiệp mới hoạt động bắt đầu sử dụng lao động:

1. Giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động 2019.

Xem chi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng lao động

2. Đăng ký cấp mã số thuế thu nhập cá nhân (Nếu chưa có)

Doanh nghiệp chi trả tiền lương, tiền công có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân nếu thu nhập đến mức phải nộp thuế. Cá nhân đã có mã số thuế thì cung cấp cho doanh nghiệp, nếu chưa có thì cá nhân có thể tự đi đăng ký cấp mã số thuế và cung cấp cho doanh nghiệp hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp đăng ký thay.

Xem chi tiết tại công việc: Đăng ký cấp mã số thuế thu nhập cá nhân

3. Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu

Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn, kể cả người dưới 15 tuổi là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Với BHYT thì hợp đồng xác định thời hạn phải từ đủ 03 tháng trở lên.

Doanh nghiệp sử dụng người lao động là đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN có trách nhiệm phải đăng ký tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động khi ký kết hợp đồng lao động.

Xem chi tiết tại công việc: Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu

4. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng

Sau khi đăng ký tham gia các loại bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN để đóng hàng tháng cho Cơ quan bảo hiểm.

Xem chi tiết tại công việc: Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN

5. Trích nộp kinh phí công đoàn hàng tháng

Hàng tháng, khi doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì đồng thời cũng phải đóng kinh phí Công đoàn. Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn.

Xem chi tiết tại công việc: Trích nộp kinh phí công đoàn

 

Hải Hà
  • Từ khóa:
  • Khởi nghiệp
  • Pháp lý khởi nghiệp
  • Lao động
  • tiền lương
  • thành lập doanh nghiệp
  • Công việc mới thành lập
6,177

Cùng chuyên mục

  • Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng năm 2022
  • Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng năm 202215:47 20/05/2022
  • Tổng hợp những chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 còn hiệu lực
  • Tổng hợp những chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 còn hiệu lực11:40 20/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia08:01 20/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia10:36 18/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc08:02 17/05/2022
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương10:16 16/05/2022
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm16:11 14/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động14:02 11/05/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Thời hạn thực hiện các công việc về Thuế - Lao động - Bảo hiểm
  • Thời hạn thực hiện các công việc về Thuế - Lao động - Bảo hiểm 14:13 07/01/2022
  • Sau khi thay đổi tên công ty, cần phải làm thủ tục gì?
  • Sau khi thay đổi tên công ty, cần phải làm thủ tục gì?15:08 31/12/2021
  • Doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật cần lưu ý những điều này
  • Doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật cần lưu ý những điều này14:04 10/08/2021
  • Trả lương chậm: DN có thể bị phạt và trả thêm tiền lãi cho NLĐ
  • Trả lương chậm: DN có thể bị phạt và trả thêm tiền lãi cho NLĐ13:48 01/05/2020
  • Quy trình thành lập một doanh nghiệp
  • Quy trình thành lập một doanh nghiệp13:43 31/08/2018

Công việc liên quan

  • Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp trong Công ty Cổ Phần
  • Xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương trong Công ty Cổ Phần
  • Lập Sổ quản lý lao động trong Công ty Cổ Phần
  • Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập trong Công ty Cổ Phần
  • Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động trong Công ty Cổ Phần

Câu hỏi thường gặp

  • Một số công việc về cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần

Bài viết xem nhiều

  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động15:17 06/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận08:38 05/05/2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 202208:41 07/05/2022
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh08:26 12/05/2022
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động14:02 11/05/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu