LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

06 lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động

08:42 06/01/22

Trên thực tế, dù số lượng hợp đồng lao động trong một doanh nghiệp khá nhiều nhưng không thể chắc chắn rằng mọi HĐLĐ đều đúng quy định. Dưới đây là 06 lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cần lưu ý.

06 lỗi soạn thảo hợp đồng

1. Sử dụng căn cứ áp dụng đã hết hiệu lực

Quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động năm 2019:

Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Nội dung của hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại Điều 21 của Bộ Luật này, được hướng dẫn bởi Chương II của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH không bắt buộc nội dung của HĐLĐ phải bao gồm căn cứ áp dụng. Do đó, khi soạn thảo HĐLĐ, doanh nghiệp có thể lựa chọn có hoặc không đưa nội dung này vào.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp lại sử dụng nhiều căn cứ đã hết hiệu lực thi hành. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn nêu rõ căn cứ pháp lý, có thể tham khảo những căn cứ dưới đây :

- Bộ luật lao động năm 2019;

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;

- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

2. Không đủ thông tin của người sử dụng lao động hoặc người lao động

Quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019:

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động

Đâyy là một trong những nội dung bắt buộc của HĐLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế khi soạn thảo HĐLĐ, doanh nghiệp thường quên những thông tin như địa chỉ của người sử dụng lao động (NSDLĐ); giới tính, địa chỉ nơi cư trú của người lao động (NLĐ),…

3. Không ghi cụ thể địa điểm làm việc

Doanh nghiệp và NLĐ có thể thỏa thuận về phạm vi, địa điểm làm việc. Tùy vào tính chất công việc, doanh nghiệp có thể thỏa thuận để NLĐ làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau như : địa chỉ tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc địa điểm mà doanh nghiệp chỉ định tại từng thời điểm cụ thể…

Nhiều doanh nghiệp khi quy định về vấn đề này, vì thỏa thuận với NLĐ có thể làm việc không cố định tại một nơi nên  thường ghi như sau:  “do hai bên thỏa thuận”, “tại địa chỉ công ty”, “ theo sự chỉ định của công ty”,...

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

4. Mặc nhiên quy định NLĐ phải làm thêm giờ

Tùy vào tính chất, khối lượng công việc hay nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tổ chức làm thêm giờ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khi soạn thảo vấn đề này trong hợp đồng lao động thường chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà quên mất quyền lợi của NLĐ.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng có thể yêu cầu nhân viên làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ công việc mà bản thân doanh nghiệp không phải chịu bất ký chi phí nào phát sinh. TUY NHIÊN, trong trường hợp nhân viên phải làm việc ngoài giờ làm việc bình thường (tức làm thêm giờ) để hoàn thành công việc phát sinh thêm mà công ty giao thì vấn đề này phải được sự đồng ý của người lao động và thời gian làm thêm giờ cũng phải đáp ứng theo quy định về lao động.

Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: 06 lỗi thường gặp khi doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ

5. Cho rằng NLĐ phải chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu

Khi quy định nghĩa vụ của NLĐ trong HĐLĐ, nhiều doanh nghiệp vẫn thường quy định: “người lao động có nghĩa vụ hoàn thành công việc được giao và sẵn sáng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu”. Tuy nhiên, Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019 quy định doanh nghiệp chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Những lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển lao động.

6. Hình thức trả lương không cụ thể

Quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động , nội dung Hợp đồng lao động phải bao gồm mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp trả lương và các khoản bổ sung khác của người lao động.

Thực tế, khi doanh nghiệp quy định về hình thức trả lương thường chỉ quy định : “ trả lương vào cuối tháng”, “theo thời gian”,... mà không quy định rõ là trả lương bằng cách nào và vào thời gian cụ thể nào.

Doanh nghiệp có thể tham khảo cách trình bày dưới đây:

“ Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc chuyển khoản. Được trả lương vào ngày…của tháng.”

Ngoài những lỗi thường gặp ở trên, khi soạn thảo HĐLĐ nhiều doanh nghiệp vẫn có một vài lỗi khác liên quan đến các vấn đề như Bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng,...

Hiện tại, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đang triển triển khai tiện ích Review Hợp đồng nhằm kiểm tra, rà soát sơ bộ khía cạnh pháp lý của Hợp đồng lao động, Nội quy lao động hay Thỏa ước lao động tập thể… giúp Quý thành viên có những định hướng để hoàn thiện nội dung hợp đồng.

Quý thành viên có thể truy cập vào trang Review Hợp đồng lao động TẠI ĐÂY để gửi những hợp đồng cần review cho hệ thống xử lý và được hỗ trợ review theo yêu cầu.

Ngoài ra, quý thành viên có thể tham khảo 03 mẫu Hợp đồng lao động dưới đây của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP:

Mẫu Hợp đồng không xác định thời hạn.

Mẫu Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Lao động 2019.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

  

 

Thúy Vy
  • Từ khóa:
  • Quan hệ lao động
  • Hợp đồng lao động
  • Hợp đồng
  • Người lao động
  • Làm thêm giờ
  • Người sử dụng lao động
11,888

Cùng chuyên mục

  • Danh mục công việc không được sử dụng lao động chưa thành niên
  • Danh mục công việc không được sử dụng lao động chưa thành niên08:26 26/05/2022
  • Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng năm 2022
  • Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng năm 202215:47 20/05/2022
  • Tổng hợp những chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 còn hiệu lực
  • Tổng hợp những chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 còn hiệu lực11:40 20/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia08:01 20/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia10:36 18/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc08:02 17/05/2022
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương10:16 16/05/2022
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm16:11 14/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết liên quan

  • Những điểm mới đáng lưu ý về hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động
  • Những điểm mới đáng lưu ý về hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động16:32 07/01/2022
  • Tăng mức phạt với nhiều vi phạm về hợp đồng lao động từ 15/4/2020
  • Tăng mức phạt với nhiều vi phạm về hợp đồng lao động từ 15/4/202009:50 07/01/2022
  • Phân biệt Hợp đồng lao động với Hợp đồng Cộng tác viên
  • Phân biệt Hợp đồng lao động với Hợp đồng Cộng tác viên09:01 02/06/2021
  • Bồi thường chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Bồi thường chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động08:08 21/03/2021
  • Thay đổi lương: nên ký hợp đồng lao động hay phụ lục hợp đồng lao động?
  • Thay đổi lương: nên ký hợp đồng lao động hay phụ lục hợp đồng lao động?11:21 19/06/2019

Bài viết xem nhiều

  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động15:17 06/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận08:38 05/05/2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 202208:41 07/05/2022
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh08:26 12/05/2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 202215:51 11/05/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu