LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động

15:17 06/05/22

Để đảm bảo doanh nghiệp có thể vận hành, hoạt động hiệu quả, người lao động có nghĩa vụ phải chấp hành đúng nội quy lao động và nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng. Vậy, khi áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động, doanh nghiệp cần lưu ý những gì? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung sau:

1. Nguyên tắc áp dụng

Theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi thực hiện xử lý kỷ luật lao động, doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

(1) Việc xử lý kỷ luật lao động cần rõ ràng, minh bạch:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

(2) Với mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật, chỉ được lựa chọn áp dụng 01 trong 03 hình thức:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

- Sa thải.

(3) Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

(4) Không được áp dụng biện pháp sau thay cho việc xử lý kỷ luật lao động (Theo Điều 127 Bộ luật Lao động 2019):

- Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

- Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

2. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 quy định Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn sau:

- Tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm;

- Tối đa là 12 tháng đối với trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động.

3. Những trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động

Không phải người lao động nào vi phạm nội quy lao động cũng có thể áp dụng được hình thức xử lý kỷ luật lao động. Nếu người lao động đang ở trong những thời gian sau, doanh nghiệp sẽ không được xử lý kỷ luật lao động:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

- Đang bị tạm giữ, tạm giam;

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

- Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Cụ thể người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; và

- Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Khi kết thúc các thời gian này mà hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động; thì doanh nghiệp được phép kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thêm tối đa 60 ngày, kể từ ngày kết thúc các thời gian nêu trên.

4. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử lý kỷ luật chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Phát hiện hành vi vi phạm ngay tại thời điểm diễn ra hành vi

(i) Người sử dụng lao động lập biên bản vi phạm;

(ii) Thông báo đến tổ chức đại diện tập thể người lao động; cha, mẹ hoặc người đại diện của người lao động dưới 18 tuổi để tiến hành họp;

(iii) Họp xử lý kỷ luật.

Trường hợp 2: Phát hiện hành vi vi phạm sau thời điểm diễn ra hành vi

(i) Khi có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và còn trong thời hiệu xử lý;

(ii) Người sử dụng lao động thông báo đến thành phần tham dự gồm: tổ chức đại diện tập thể người lao động; người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện nếu người lao động dưới 18 tuổi về việc họp xử lý kỷ luật;

(iii) Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận thông báo, người tham dự phải xác nhận tham gia họp, không dự họp phải thông báo, nếu không xác nhận hoặc có xác nhận tham gia mà không tham gia thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp

(iv) Họp xử lý kỷ luật.

Cuộc họp phải lập thành văn bản được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc, phải có đầy đủ chữ ký các thành viên dự họp, nếu không ký phải ghi rõ lý do.

Người giao kết hợp đồng là người ra quyết định kỷ luật người lao động.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019;

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Đình Huy
  • Từ khóa:
  • Người lao động
  • Bộ luật Lao động 2019
  • xử lý kỷ luật lao động
824

Cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia08:01 20/05/2022
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia10:36 18/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc
  • Hướng dẫn người lao động xác định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc08:02 17/05/2022
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương
  • Những điều người lao động cần biết về tạm ứng tiền lương10:16 16/05/2022
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm
  • Tất tần tật những điều sinh viên cần biết khi đi làm16:11 14/05/2022
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  • Thủ tục xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động14:02 11/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • 05 lưu ý khi NSDLĐ tăng giờ làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm
  • 05 lưu ý khi NSDLĐ tăng giờ làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm11:54 03/05/2022

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

Bài viết xem nhiều

  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
  • Hướng dẫn người lao động nhận tiền hỗ trợ thuê nhà trọ17:28 13/05/2022
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
  • Điều kiện, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg16:57 13/05/2022
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động
  • 04 lưu ý khi doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động15:17 06/05/2022
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm
  • Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tổ chức làm thêm trên 200 giờ/năm16:52 03/05/2022
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
  • Hướng dẫn khai thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh08:26 12/05/2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 2022
  • Hướng dẫn DN kết chuyển lỗ vào thu nhập tính thuế TNDN năm 202208:41 07/05/2022
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận
  • NLĐ hưởng lương hưu chết, 02 khoản tiền mà người thân được nhận08:38 05/05/2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 2022
  • 08 trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến năm 202215:51 11/05/2022

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3930 3279

E-mail: info@phaplykhoinghiep.vn

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Công việc pháp lý
  • Bài viết chính sách
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

QUAN TÂM CHÚNG TÔI TRÊN ZALO

zalo

© Copyright 2017 by PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP . All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Pháp lý Khởi nghiệp

Vui lòng đăng nhập để trải nghiệm các tiện ích/ dịch vụ của Pháp lý Khởi nghiệp được tốt hơn!
  • Chọn Đăng nhập nếu bạn đã có tài khoản
  • Chọn Đăng ký (miễn phí) nếu bạn chưa có tài khoản

  Nhập Email đã đăng ký để khôi phục mật khẩu